VĂN HÓA-XÃ HỘI
LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG KỶ NIỆM 681 NĂM NGÀY MẤT CỦA AN NGHĨA ĐẠI VƯƠNG TƯỚNG QUÂN NGUYỄN CHẾ NGHĨA NĂM 2022
23/09/2022 05:06:42

Đôi nét về Tướng Quân Nguyễn Chế Nghĩa

Tướng Quân Nguyễn Chế Nghĩa là danh tướng thời Trần. Là người thông thạo thập bát ban võ nghệ. Ông là con rể vua Trần Anh Tông làm quan trải qua 4 đời vua, có nhiều công lao với triều đình và nhân dân. Thân phụ ông có tên Đinh Thiện.Thân mẫu ông là bà Hoàng Thị Duyên.
An Nghĩa Đại Vương sinh ra trong một gia đình thuộc dòng dõi thi lễ, người Trang Cối Xuyên Huyện Trường Tân, Tỉnh Lộ Hồng nay là Thị Trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương. Ngay từ khi còn nhỏ đã biểu lộ là người có chí khí, lớn lên có sức khỏe lạ thường học hành thông minh, giỏi cả văn lẫn võ, tinh thông thiên văn, tỏ tường địa lý. Vừa giỏi binh pháp lại thích ngâm vịnh làm thơ 17 tuổi đã tiến thân dưới cờ Đại Nghĩa. An Nghĩa Đại Vương Tướng Quân Nguyễn Chế Nghĩa cùng Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu là 3 trong 15 vị tướng xuất sắc có công lớn 3 lần chống quân Nguyên Mông thời Trần cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14. Sử sách còn ghi thời Trần Nhân Tông Năm Thiệu Bảo thứ 6 (1284) giặc Nguyên Mông ỷ thế quân đông ồ ạt kéo quân xâm lược nước ta lần thứ 2 Vua Trần xuống chiếu, tìm người hiền tài giúp nước lúc ấy Tướng Quân Nguyễn Chế Nghĩa mới 17 tuổi đã tiến thân dưới cờ Trần Hưng Đạo, được cử cùng Phạm Ngũ Lão cầm quân tiếp ứng lên mặt trận Lạng Sơn ( Ải Chi Lăng xưa) trực tiếp chiến đấu với đại quân Thoát Hoan tại cửa ải Nội Bàng, do tài chỉ huy khôn khéo mưu lược ông đã lãnh đạo quân sỹ chiến đấu kiên cường làm cho quân địch bị tiêu hao lực lượng và làm chậm bước tiến đến Kinh Thành Thăng Long của Quân Nguyên. Tháng 2 năm 1285 quân ta rút quân về Trường Yên, Thiên Trường ông được bố trí ở lại tổ chức dân binh hoạt động sau lưng địch và bí mật lập mặt trận từ Kiêu Kỵ ( Gia Lâm) đến Cơ xá ( Hải Dương) ngăn chặn không cho quân giặc tràn nhanh xuống Lộ Hồng Châu ( Hưng Yên xưa) Ông đã chỉ huy trận phục kích đầm lầy cạnh rừng đa ( Kiêu Kỵ - Gia Lâm – Hà Nội) diệt gọn trên 300 tên giặc không tên nào chạy thoát sau đó vào cuối tháng 5 năm 1285 theo lệnh của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn ông đã phối hợp với Trung Thành Vương diệt đồn Giang Khẩu một vị trí quan trọng gần Thăng Long. Khi giặc rút ông cùng tướng Quân Trần Nhật Duật cầm quân truy diệt hàng ngàn quân giặc trên đê sông Thiên Đức nay là Sông Đuống Bắc Ninh. Sau cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 2 toàn thắng do có công lao phò vua giết giặc ông được triều Trần phong chức “ Khổng Bắc Tướng Quân” mặc dù bị thua trận quân Nguyên Mông vẫn không từ bỏ giã tâm sâm lược cuối năm 1287 đầu năm 1288 giặc Nguyên Mông lại đem quân điên cuồng tràn qua biên giới ồ ạt tiến về hướng Thăng Long mở đầu cuộc chiến tranh sâm lược lần thứ 3. Ông được Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cử làm tránh tiên phong

cùng 2 phó tướng là Hùng Thắng và Huyền Du cầm quân liên tiếp đánh 2 đạo quân Nguyên do Tướng giặc là Trịnh Bằng Phi và Áo Lỗ Xích tướng quân Nguyễn Chế Nghĩa xông vào quân giặc như vào chốn không người khiến quân giặc khiếp sợ gọi ông là Thần Tướng. Đặc biệt trận thủy chiến ở Bạch Đằng Giang Tướng Quân Nguyễn Chế Nghĩa đã cùng 2 tướng Phạm Ngũ Lão và Yết Kiêu cầm quân đánh tan một cánh quân và chém chết tướng giặc là Trương Quân ngay cạnh ải Nội Bàng, bảo vệ đại bản doanh Vạn Kiếp. Khi chiến tranh kết thúc ông được Vua Trần gả công chúa Nguyệt Hoa và tấn phong chức Phò Mã Đô Úy.
Qua các Triều Trần ông còn được phong thêm các chức vụ Nhập Nội Thị Thái Úy, Thái Tể - Nghĩa Xuyên Công, có lúc đứng đầu Ban Võ. Có lúc kiêm cả Bộ Lễ Thượng Thư, 3 lần được cử đi xứ sang Nguyên vào các năm Nhâm Tý ( 1302), Tân Dậu (1321), Tân Mùi ( 1331). Ngày 27/8 năm 1341 Ông bị gian thần hãm hại nhưng công lao phò vua giúp nước của ông và những gì ông để lại cho hậu thế, nhất là với người dân (Trang Cối Xuyên xưa) nay là Thị Trấn Gia Lộc không chỉ là niềm tự hào mà còn là sự ngưỡng mộ một vị Tướng Văn Võ song toàn ghi nhận công đức của AN NGHĨA ĐẠI VƯƠNG TƯỚNG QUÂN NGUYỄN CHẾ NGHĨA nhân dân THỊ TRẤN GIA LỘC và 81 nơi khác từ KIÊU KỴ - GIA LÂM đến TIÊN LÃNG – HẢI PHÒNG đã lập Miếu, Đình, Đền thờ và coi ông như vị Thần Hoàng Làng 4 mùa hương khói thờ phụng.
Lễ hội tưởng niệm ngày mất của ông; Hàng năm được tổ chức với quy mô rất lớn trong 3 ngày( 26-27-28/8 Âm Lịch), với sự tham gia của hàng vạn người. Lễ hội có nhiều nghi thức đặc biệt như: Lễ rước bộ từ các làng rồi hội nhau cùng rước vào đền, ra lăng; Lễ rước kiệu bay thể hiện uy vũ của tướng quân. Cùng với các nghi lễ, lễ hội truyền thống An Nghĩa Đại Vương Nguyễn Chế Nghĩa còn giữ được nhiều trò chơi dân gian độc đáo như: múa rồng, lân và đánh thó (tức đánh võ gậy) phỏng theo lối võ dân tộc do chính Tướng Quân Nguyễn Chế Nghĩa sáng tạo và truyền dạy cho dân để đánh giặc.
 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THỊ TRẤN GIA LỘC - HUYỆN GIA LỘC

Trưởng Ban Biên tập: Bùi Đức Thập

Địa chỉ: Phó chủ tịch UBND thị trấn Gia Lộc

Điện thoại: 02203715491

Email: ......

Số lượt truy cập
Đang truy cập: 0
Hôm nay: 3
Tất cả: 151,398